Thầy bói xem voi [Truyện vui dân gian]

Thầy bói xem voi [Truyện vui dân gian]

  • 00:05 25/03/2023
  • Xếp hạng 5/5 với 30166 phiếu bầu
[alert style=”success”]

Thầy bói xem voi

Thầy bói xem voi là truyện vui dân gian Việt Nam rất nổi tiếng, phê phán và châm biếm cách xem xét sự vật một cách phiến diện của năm thầy bói.
Câu chuyện có tính chất giải trí, nhưng để lại tiếng cười với nhiều bài học ý nghĩa:

✔️ Phải tìm hiểu sự vật bằng các phương cách tiếp cận thích hợp.

✔️ Phải xem xét một cách khách quan, toàn diện.

✔️ Phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác.

✔️ Không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề nhận thức.

✔️ Câu chuyện cho ta biết nguồn gốc của câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi“.

[/alert]

Năm ông thầy bói[1] rủ nhau đi xem voi.

Tới chỗ voi đứng, ông thầy chen vào, sờ tận tay xem con voi nó thế nào.

Về tới chợ, năm thầy họp nhau bình phẩm[2].

Thầy sợ được cái vòi voi nói:

– Tưởng voi lạ lắm, té ra chỉ giống con đỉa cực lớn. Tôi sờ vào, nó uốn cong người lại.

Thầy sờ ngà[3] bảo:

– Không phải, nó chần chẫn[4] như cái đòn càn[5]

Thầy ôm phải cái chân vội cãi:

– Voi chỉ hệt như cái cột nhà thôi. Tôi ôm vừa tay cái cột cái.

Thầy nắm phải cái tai voi, chê:

– Các bác chỉ nói mò[6]. Con voi thật ra, tự như cái quạt to tướng.

Thầy túm phải cái đuôi voi, cười khẩy:

– Bốn bác nói sai cả. Tôi đã túm nó trong tay, thì đúng là một cái chổi xể[7] đại (to).

Không ai chịu ai, bốn thầy to tiếng cãi nhàu ồn ào một góc chợ.

Thầy bói xem voi
Thầy bói xem voi

Có người đi qua, nghe chuyện, phân xử rằng:

– Thân hình con voi có nhiều bộ phận, đại để như thế này:

Vòi dài giống con đỉa
Tai tựa cái quạt nan
Bụng chứa vừa một gian
Chân to tày cột cái
Mồm thì như cái vại
Ngà giống thanh kiếm dài
Sau đít có cái đuôi
Cứng khác nào chổi xể.

Nếu các thầy thấy được hết, đâu đến nỗi phải cãi nhau.

Truyện vui dân gian
(Kể chuyện 4, NXBGD – 1984)

[alert style=”success”]➤ Xem ngay những câu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa TẠI ĐÂY![/alert]

Chú thích trong truyện Thầy bói xem voi

  1. Thầy bói: người làm nghề mê tín trong xã hội cũ, thường bị mụ cả hai mắt
  2. Bình phẩm: bàn luận, cân nhắc để đánh giá một sự vật, sự việc.
  3. Ngà: răng của hàm trên con voi mọc dài ra ngoài.
  4. Chần chẫn: tròn lẳn.
  5. Đòn càn: đòn làm bằng đoạn tre nguyên cả ống, đẽo vát hai đầu cho thon lại để xóc những bó củi, rơm rạ,… mà gánh.
  6. Nói mò: nói không có căn cứ.
  7. Chổi xể: loại chổi làm bằng cành cây chẻ nhỏ rồi bó lại.

Thầy bói xem voi [Truyện vui dân gian]
Tác giả: Lê Thu Huyền tổng hợp theo: thegioicotich.vn
Tag:
 
Cùng chuyên mục
Hai con dê qua cầu [hay truyện Dê Đen và Dê Trắng]

Hai con dê qua cầu [hay truyện Dê Đen và Dê Trắng]

Hai con dê qua cầu (hay truyện Dê Đen và Dê Trắng) không chỉ là bài học dành riê...

Chú Dê Đen [Truyện ngụ ngôn về kỹ năng sống]

Chú Dê Đen [Truyện ngụ ngôn về kỹ năng sống]

Chú Dê Đen là câu chuyện ngụ ngôn ca ngợi sự bình tĩnh, dũng cảm và mưu trí khi...

Chim Khách và Quạ [Truyện ngụ ngôn Việt Nam]

Chim Khách và Quạ [Truyện ngụ ngôn Việt Nam]

Chim Khách và Quạ là truyện ngụ ngôn Việt Nam, cho thấy tốt hay xấu là do bản ch...

Người bạn ít nói [Truyện ngụ ngôn Việt Nam cho bé]

Người bạn ít nói [Truyện ngụ ngôn Việt Nam cho bé]

Người bạn ít nói là câu chuyện khoa học dưới dạng truyện ngụ ngôn, cho thấy khả...

Câu chuyện Rùa và Thỏ chạy đua [Truyện ngụ ngôn cho bé]

Câu chuyện Rùa và Thỏ chạy đua [Truyện ngụ ngôn cho bé]

Câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ chạy đua nổi tiếng khắp thế giới với bài học sâu...

 
Bài viết liên quan